Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2024: Xuất hiện câu hỏi thực tế
Chiến thắng của U.19 Phong Phú Hà Nam ở trận đấu sớm khiến TP.HCM buộc phải đánh bại Zantino Vĩnh Phúc để níu giữ hy vọng giành chức vô địch ở mùa giải năm nay. Hiểu được điều này, HLV Lưu Ngọc Mai yêu cầu học trò đẩy cao đội hình nhằm sớm tìm kiếm bàn thắng. Trong khi đó, 1 điểm cũng là thành công với Zantino Vĩnh Phúc.Đội bóng phía bắc lùi sâu đội hình về phần sân nhà với mục tiêu bảo vệ khung thành. Trong hiệp 1, Zantino Vĩnh Phúc gây ra nhiều khó khăn cho U.19 TP.HCM. Hàng thủ lùi sâu giúp Zantino Vĩnh Phúc hạn chế nhiều pha bóng nguy hiểm của đối thủ. Tuy nhiên, chính U.19 TP.HCM cũng có quyền tiếc nuối khi một vài tình huống ngon ăn bị các tiền đạo bỏ lỡ.45 phút đầu tiên trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi. Bước sang hiệp 2, sức ép mà U.19 TP.HCM tạo ra dần tăng lên và hiệu quả là điều mà cô trò HLV Lưu Ngọc Mai có được. Phút 66, từ pha tạt bóng chuẩn xác của Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như bật cao đánh đầu chuẩn xác mở tỷ số trận đấu cho TP.HCM.Thời gian còn lại, nỗ lực tìm kiếm bàn thắng của Zantino Vĩnh Phúc bất thành. Ngược lại, U.19 TP.HCM cũng không thể tận dụng thời cơ và có thêm bàn thắng. Đội bóng thành phố mang tên Bác có được chiến thắng tối thiểu 1-0, qua đó tiếp tục bám đuổi Phong Phú Hà Nam trên bảng xếp hạng.Ở trận đấu cùng ngày, U.19 Thái Nguyên T&T cũng có chiến thắng 1-0 trước đội bóng thủ đô, qua đó giành trọn 3 điểm ở lượt 8.Chủ tài khoản Facebook ‘Phong Nguyen Thanh’ chia sẻ nhiều nội dung sai sự thật
"Đến hôm nay, tôi đã làm việc, gắn bó và trải qua bao thăng trầm cùng với khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định hơn 36 năm. Được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, bản thân tôi rất vui mừng và hạnh phúc vì được xã hội, đồng nghiệp, các cấp… ghi nhận những cống hiến. Bên cạnh vinh dự, tôi cũng nhận rõ trách nhiệm của mình là phải xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho các bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi...", Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng chia sẻ.Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là tuyến cuối của tỉnh Bình Định có vai trò tiếp nhận khám bệnh và nhận thu dung điều trị tất cả các bệnh nhi nặng trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai và Kon Tum chuyển đến. Khoa có quy mô 150 giường bệnh. Qua khảo sát, nhiều năm về trước, số bệnh nhi tử vong do mắc các bệnh nặng như suy hô hấp, suy đa tạng, sốt xuất huyết… chiếm tỷ lệ khá cao. Trước thực trạng trên, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng cùng đồng nghiệp tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp chữa trị tốt nhất, hiệu quả nhất, giúp bệnh nhi giảm thời gian nằm viện và giảm tỷ lệ tử vong.Quyết là làm, trên cương vị trưởng khoa, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng đã mày mò, nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (cấp tỉnh, cấp cơ sở) mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao đối với hoạt động chuyên môn.Từ năm 2015 đến nay, khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều kỹ thuật mới. Trong đó, kỹ thuật đo huyết áp động mạch xâm lấn đã giúp khoa Nhi điều trị thành công nhiều bệnh nhân sốc đặc biệt sốt xuất huyết dengue nặng, sốc nặng, sốc kéo dài, suy đa tạng; phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (CPAP) hỗ trợ hô hấp cho người bệnh suy hô hấp tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương đường thở liên tục trong suốt chu kỳ thở; phương pháp đo áp lực bàng quang đánh giá áp lực ổ bụng giúp chỉ định dẫn lưu màng bụng, giảm chèn ép gây giảm tưới máu các tạng, giảm suy đa tạng; phương pháp lọc máu liên tục hay còn gọi là liệu pháp thay thế thận liên tục CRRT…Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng cho biết, trong hành trình tìm lại niềm vui cho các bệnh nhi, ông có nhiều kỷ niệm đáng nhớ như những lần cùng các đồng nghiệp cứu sống bệnh nhân thập tử nhất sinh nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục cứu sống bệnh nhi tay chân miệng độ 4; lọc máu liên tục kết hợp thay huyết tương cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết dengue, sốc nặng, suy đa tạng, suy gan cấp nặng…Theo cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Hạnh, công tác tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng là người rất tận tụy với công việc. Khi có trường hợp bệnh nặng mới chuyển vào khoa, cần bác Dũng hội chẩn, xử lý gấp, dù không phải ca trực của mình nhưng chỉ cần gọi điện nhờ hỗ trợ là bác có mặt ngay, bất kể ngày hay đêm. "Bác sĩ Dũng như vị cứu tinh cho những bệnh nhi ở đây và như chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi", điều dưỡng Hạnh nói.Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Thành Nam Bình, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, khẳng định bác sĩ Phạm Văn Dũng là tấm gương sáng cho các bác sĩ khác noi theo. Ông giỏi về chuyên môn, hết mình vì nghề. Suốt chặng đường công tác của mình, bác sĩ Dũng luôn tích cực mời chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Viện Nhi Trung ương về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại chỗ cho tất cả cán bộ, nhân viên trong khoa. Qua đó, góp phần tạo nên thương hiệu, uy tín cho khoa Nhi. Hiểu được tâm huyết của ông, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định cũng đã dành sự quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực cho khoa Nhi để sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh."Có thể nói rằng, đến thời điểm hiện tại, nội lực khoa Nhi vô cùng lớn mạnh. Nếu như trước đây, khi chưa áp dụng những kỹ thuật hiện đại, các trường hợp bệnh nặng đa phần đều tử vong. Bây giờ lại khác, tất cả đều được cứu sống một cách đầy ngoạn mục. Điều đáng vui mừng hơn hết là khoa Nhi còn hỗ trợ đắc lực cho Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên trong việc điều trị các bệnh nhi mắc bệnh nặng mà không cần phải chuyển vào TP.HCM. Khoa Nhi thật sự bước sang trang mới, trở thành điểm đến tin cậy của bệnh nhi trong và ngoài tỉnh", bác sĩ Bình nói.Nhờ những cống hiến to lớn trong lĩnh vực y khoa, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Văn Dũng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2014; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba vào năm 2021; Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc nhân dân năm 2024.
Người thường cũng được làm mẫu cho Hermès, Miu Miu, quan niệm siêu mẫu đã khác?
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1.3, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.Ông Nguyễn Ngọc Cảnh sinh ngày 14.1.1972; quê quán: xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ năm 2003 - 2012, ông Cảnh là Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính).Từ năm 2012 đến tháng 8.2020, ông Cảnh công tác tại Ngân hàng Nhà nước và trải qua nhiều vị trí như Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối. Ông Cảnh giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ tháng 8.2020 đến nay.Với việc bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Cảnh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hiện nay gồm Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và 6 Phó thống đốc là các ông: Đào Minh Tú, Đoàn Thái Sơn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Thanh Hà, Phạm Quang Dũng và Nguyễn Ngọc Cảnh.Ngày 24.2, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước gồm: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Thanh tra Ngân hàng Nhà nước; Sở Giao dịch; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý ngoại hối; Cục Phòng, chống rửa tiền; Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng; Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các khu vực (Ngân hàng Nhà nước khu vực); Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng.
"Những tài nguyên này là vô giá, một số tiền khổng lồ, rất lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần bảo vệ nó. Nếu nói về một thỏa thuận, đó là điều người Mỹ muốn, thì hãy thực hiện một thỏa thuận", Ông Zelensky nói.Ông Zelensky nhấn mạnh mong muốn được đảm bảo an ninh từ các đồng minh. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông muốn Ukraine cung cấp cho Mỹ khoáng sản để đổi lại việc hỗ trợ tài chính cho Kyiv trong cuộc xung đột với Nga."Đây là những gì tôi đã nói với Tổng thống Trump khi chúng tôi gặp nhau. Tôi nói với ông ấy rằng "Đây là Kế hoạch Chiến thắng". Tại sao lại là chiến thắng? Vì đó là chiến thắng cho tất cả. Chúng tôi sẽ bảo vệ hàng nghìn tỉ USD đó. Chúng tôi sẽ ngăn Nga khai thác các khoáng sản mà Moscow sau này sẽ sử dụng để sản xuất công nghệ cho mình".Ukraine đã đưa ra ý tưởng cho phép các đồng minh đầu tư vào khoáng sản quan trọng của mình từ mùa thu năm ngoái, khi nước này đưa ra một "kế hoạch chiến thắng" nhằm giúp Ukraine có vị thế đàm phán tốt nhất và buộc Moscow phải ngồi vào bàn đàm phán.."Người Mỹ đã giúp đỡ nhiều nhất, và do đó người Mỹ phải kiếm được nhiều nhất. Và trong việc tái thiết Ukraine, họ nên có ưu tiên này và họ sẽ làm như vậy. Tôi cũng muốn nói chuyện này với Tổng thống Trump".Ukraine có trữ lượng titan lớn nhất châu Âu, chiếm 7% toàn cầu. Trước khi bùng nổ chiến sự vào tháng 2.2022, Ukraine từng là nhà cung cấp titan quan trọng cho các ngành công nghiệp quân sự.Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 7.2 tiếp tục nhắc lại vấn đề khoáng sản "đất hiếm" của Ukraine như một cách trao đổi "có đi có lại" để Mỹ tiếp tục hỗ trợ.Ông Trump cũng cho biết có thể sẽ gặp người đồng cấp Zelensky vào tuần tới để thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine. Ông nói: "Có thể tôi sẽ gặp Tổng thống Zelensky vào tuần tới. Và có lẽ tôi cũng sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tôi muốn chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa này. Đã có 800.000 - 900.000 lính Nga thiệt mạng hoặc bị thương nặng, trong khi con số này ở phía Ukraine là 700.000 người".Theo Reuters, Tổng thống Trump không nêu rõ đó sẽ là cuộc gặp trực tiếp hay trực tuyến. Nhưng ông khẳng định sẽ không đến Ukraine.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 7.2 cảnh báo "đang có rất nhiều thông tin không chính xác" về kế hoạch của Mỹ nhằm kết thúc chiến sự ở Ukraine, song tái khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại để tìm giải pháp cho xung đột.
Đội vô địch bóng đá sinh viên hơn 20 năm trước giờ ra sao?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.